Tôi viết cái log này trong tâm trạng thoải mái, ít nhất là hơn buổi tối hôm qua, khi mà t liên tục cầu trời khấn Phật để cho đống dữ liệu sẽ quay trở lại với mình.
Vấn đề xảy ra khi đột nhiên t không thể tìm thấy cái ổ E của mình đâu cả, có lẽ là sau khi tôi táy máy vào phần mềm EasyBCD – tạo dual boot khi khởi động máy. Về cái ổ E này, đây là trung tâm giải trí sắc màu thuộc chiếc laptop của tôi (tôi đặt tên nó là E: Color). Nó chứa một vài bộ phim, hàng ngàn cuốn ebook, các ảnh gốc của tôi chụp được trong quá trình làm bài thực tế cho diễn đàn THPT Giao Thủy B, những bức ảnh này có xuất thành các file edited để chia sẻ trên diễn đàn, còn file gốc thì t chưa có đủ thời gian để phân loại được, cùng với đó là các phần mềm dạng file setup mà t thu lượm, trong đó có cả các file t đang làm dở,…
Nói chung sẽ cực kì hối tiếc nếu những thứ này trôi tuột mãi mãi….
Như một phản ứng thường thấy, t sẽ phải than vãn điều gì đó, trước khi có thể bắt tay vào xử lý nó. Có lẽ đây là một tật xấu, của ng Việt Nam nói chung chăng, mà t nghĩ sẽ cần điều chỉnh.
OK, bước đầu tiên, sử dụng Hiren’s Boot CD, sử dụng công cụ Partrion trong đó. Tôi phát hiện ra rằng ổ E của tôi bỗng dưng biến thành trạng thái Unlocated, tạm hiểu là chưa xác định. Đành ngậm ngùi “create” lại nó – một hành động mà tôi nghĩ là thừa thãi, vì nguyên nhân ở đoạn sau bài viết này.
Khởi động lại vào Windows, ổ E của tôi xuất hiện trở lại, tất nhiên, nằm chình ình, và…trắng trơn! Kiểu này thì sẽ phải tìm cách khôi phục dữ liệu một cách sớm nhất.
Chiếc máy tính nhanh chóng được dán lệnh phong tỏa, với tất cả các thành viên khác trong phòng, có ý định sử dụng nó.
Bây giờ là quá trình khôi phục, cứu dữ liệu. Hay người ta hay nói với bạn là Recovery data :D Trước hết, phải nhắc lại rằng, mình cũng chỉ là chú gà CNTT, giống như các bạn, hoặc nếu hơn, thì là một chút đỉnh đầu ngón tay! Dưới đây hoàn toàn là những kinh nghiệm cá nhân của mình.
Hãy nhớ một điều rằng, nguyên tắc trước hết, nếu bạn muốn cứu nó, hãy đừng làm gì tác động vào nó cả, nhất là việc tiếp tục ghi dữ liệu lên vùng bị mất. Điều này có thể dẫn đến dữ liệu bị ghi đè, và những dữ liệu bạn muốn lấy lại sẽ ra đi mãi mãi :go:
Trong rất nhiều công cụ cứu dữ liệu, mình tin tưởng chọn phần mềm Minitool Power Data Recovery. Các bạn có thể tìm trên mạng về nó. Phần mềm này đã từng được mình dùng để giúp lấy lại dữ liệu cho một người anh trên chiếc thẻ nhớ SD, và một người bạn nữa. Tuy nhiên hồi đó cũng ko chú ý lắm, vì mình làm hộ, họ nhờ, mình tìm, áp dụng, và đc thì thôi. Lần này là làm cho chính mình, mới sực nhớ ra. Bởi vì máy mình mới cài lại, vì thế mà cái phần mềm kia cũng chẳng nhớ tên gì. Chỉ kịp nhớ cái giao diện sử dụng. Thế là lên GG tìm kiếm hồi lâu, và cuối cùng, ơn trời, đây là người hùng của chúng ta :adore:g
Bài giới thiệu về phần mềm này:
MiniTool Power Data Recovery 6.6 là một phần mềm hữu ích phục hồi tập tin. Chương trình rất dễ sử dụng ngay cả với người dùng không có chuyên môn sâu về kỹ thuật. Tất cả các dữ liệu được phục hồi từng bước và dễ dàng. Chỉ cần làm theo các bước chương trình đưa ra, và bạn sẽ nhận được dữ liệu của mình. Không giống như các phần mềm miễn phí phục hồi tập tin khác, MiniTool Power Data Recovery rất mạnh mẽ và chuyên nghiệp. Nó không chỉ giúp bạn khôi phục các file đã xóa, mà còn phục hồi dữ liệu bị hư hỏng trở lại tình trạng tốt. Hơn nữa, MiniTool Power không chỉ phục hồi dữ liệu từ ổ đĩa cứng và thiết bị RAID, mà còn hỗ trợ để khôi phục dữ liệu từ đĩa CD, DVD, thẻ nhớ, bộ nhớ và ổ đĩa flash.Như các bạn đã thấy, ở màn hình chính của nó có các tùy chọn. Đầu tiên là khôi phục các file đã xóa nhầm, tiếp theo là khôi phục phần vùng đã bị hủy hoại, tiếp là phân vùng đã bị biến mất, tiếp nữa là cứu dữ liệu trên thẻ nhớ máy ảnh, máy quay phim, USB, và cuối cùng là trên đĩa CD/DVD. Tùy trường hợp mà các bạn sử dụng. Đối với mình thì có lẽ nên chọn cái chức năng “lost Partrion”, tuy nhiên mình đã set lại Ổ E:\ như trên mình nói, cho nên mình chọn cách “damage Partrion” :surrender:
Power Data Recovery cung cấp module để quét sâu và phân tích nguyên định dạng dữ liệu bao gồm các tập tin văn phòng của Microsoft, đồ họa kỹ thuật số/hình ảnh, âm thanh/tập tin video...
Tính năng tổng quan
• Khôi phục dữ liệu sau khi tình cờ xóa
• Khôi phục dữ liệu FAT hư hỏng
• Khôi phục dữ liệu sau khi phân vùng lại (fdisk)
• Khôi phục dữ liệu từ một thiết bị vật lý bị rơi
• Khôi phục dữ liệu MBR hư hỏng
• Khôi phục dữ liệu từ ổ đĩa cứng, máy ảnh thẻ, ổ đĩa USB, Zip, đĩa mềm
Các tính năng chính
• Hỗ trợ FAT 12/16/32
• Hỗ trợ NTFS
• Hỗ trợ các file nén NTFS và file mã hóa
• Hỗ trợ Dynamic Volume bao gồm Simple Volume, Spanned Volume, Stripe Volume, Mirror Volume and Raid Volume.
• Hỗ trợ phục hồi dữ liệu RAW
• Tích hợp chức năng xem trước
• Tích hợp chức năng tiếp tục phục hồi
• Tích hợp trình Recovery Wizard
Sau khi chọn xong, bạn sẽ chọn vào phân vùng muốn quét, và chọn full scan. Quá trình này khá là lâu, và bạn có thể thưởng thức một hay nhiều cốc cà phê, tùy vào dung lượng đĩa cứng của bạn. Quá trình quét xong, bạn hãy chọn những file mà mình muốn khôi phục lại, tích dấu kiểm vào đó, và cuối cùng chọn “save file”. Hãy nhớ một điều này nữa, hãy chọn nơi lưu dữ liệu là một phân vùng khác, nếu ko bạn sẽ ghi đè lên, và mọi thứ thành công cốc.
Như của mình ở đây là khoảng 142 GB dữ liệu, khá lớn đấy nhỉ?
Tiếp tục lại là một quãng thời gian chờ đợi nữa. Bạn có thể lên mạng đọc báo, hoặc kiếm vài cái bánh ngọt để nhâm nhi, đừng uống cà phê nữa, ko là bạn sẽ gặp các tác dụng phụ đấy :lmao:
Cuối cùng, theo kiểm tra của mình thì các file đã được khôi phục khá đầy đủ. Ơn trời là như vậy.
Một kinh nghiệm sau vụ này, là hãy để thời gian để back-up dữ liệu của các bạn, có thể bằng đĩa CD, hay thời thượng hơn chính là đưa lên mây :D Mình cũng đang chuẩn bị làm đây :)
À, để cho khách quan, thì ngoài phần mềm Minitool Power Data Recovery, các bạn có thể sử dụng một số cái khác như: getdataback; recover my file; recuva; Nucleus Kernel….
Chúc các bạn luôn an toàn với dữ liệu của mình!
Đăng nhận xét